Xử lý vi phạm với hành vi làm giả bánh kẹo

Khi tình trang buôn bán hàng hóa bánh kẹo giả mạo đang tràn ngập thị trường thì những thắc mắc liên quan đến hình phạt cho hình vi phậm pháp trên cụ thể như thế nào ?Dưới đây Việt Luật sẽ trích dẫn một số nội dung quy định tiêu biểu quy định về vấn đề này như sau:hinh-vi-san-xuat-banh-keo-gia
Khi tình trang buôn bán hàng hóa bánh kẹo giả mạo đang tràn ngập thị trường thì những thắc mắc liên quan đến hình phạt cho hình vi phậm pháp trên cụ thể như thế nào ?Dưới đây Việt Luật sẽ trích dẫn một số nội dung quy định tiêu biểu quy định về vấn đề này như sau:hinh-vi-san-xuat-banh-keo-giaXử lý vi phạm sản xuất bánh kẹo giả1. Quy định liên quan Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng. Theo đó, việc làm giả bánh kẹo không có giá trị sử dụng sẽ tùy vào trường hợp cụ  thể mà có mức xử phạt khác nhau. Cụ thể:” a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồngb) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồngc) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồngd) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồngđ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồnge) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định trên đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sựb) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;c) Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.Ngoài bị phạt hành chính, hành vi sản xuất bánh kẹo giả còn bị áp dụng các hình phạ bổ sung: Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiên, máy móc sử dụng để sản xuất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều nàyb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều nàyc) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều nàyĐể hạn chế những vi phạm về sản xuất hàng giả như vậy điều cần thiết đó là mỗi người sử dụng cần tránh và không mua các sản phẩm hàng giả, hàng không có chất lượng có như vậy mới tự đẩy lùi được hành vi vi phạm này. Về vấn đề pháp lý cần hỗ trợ quý khách hàng gặp phải có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.