Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
1. Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023
Theo đó, đề xuất giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.
Tức là, đề xuất này mở rộng nhóm hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%, không còn giới hạn một số loại hàng hóa, dịch vụ như so với Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Nếu dự thảo này được thông qua, tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10% sẽ được giảm thuế GTGT mà không bị loại trừ các nhóm hàng hoá, dịch vụ như tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
2. Hỗ trợ mở rộng thị trường
Căn cứ theo Điều 13 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020), việc hỗ trợ mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thì được hưởng các hỗ trợ sau đây:
– Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (đề xuất)
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9/2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, cụ thể: Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2023 chậm nhất là 20/11/2023.
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản chính thức về việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, LuatVietnam sẽ cập nhật ngay khi có văn bản.
4. Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, nội dung hỗ trợ bao gồm:
– Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
– Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
– Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
– Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;
– Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.
Trên đây là một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 2023 mà Luật An Việt 24/7 đã tổng hợp gửi đến quý độc giả xem xét và tham khảo. Trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn hãy liên hệ trực tiếp tới công ty chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật An Việt 24/7 qua các thông tin sau:
– Hotline/Zalo: 0814 9 67899
– Email: luatanviet247@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội