Khi nào thì công ty cổ phần có thể tuyên bố phá sản

Khi nào thì công ty cổ phần có thể tuyên bố phá sản

1. Khi nào thì công ty cổ phần có thể tuyên bố phá sản

Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Như vậy công ty cổ phần có thể tuyên bố phá sản khi:

  • Thứ nhất, công ty cổ phần đó đã mất khả năng thanh toán
  • Thứ hai, công ty cổ phần đó bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

2. Thủ tục phá sản của công ty cổ phần

Sau khi tìm hiểu khi nào công ty cổ phần có thể tuyên bố phá sản, thì một trong những vấn đề khác mà được nhiều người quan tâm đó là thủ tục tuyên bố phá sản, Theo đó doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Bước tiếp theo là hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp.

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lai nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Tiến hành mở thủ tục phá sản.

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Tiến hành hội nghị chủ nợ.

Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt;
  • Thông qua nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành Phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tiến hành Thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP trong trường hợp sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ nếu cần thiết.

Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 

Sau đó, Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Nếu không phục hồi kinh doanh thì tiến hành ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Công ty thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho các đối tượng theo thứ tự.

Chủ sở hữu tiến hành thanh lý tài sản phá sản và thực hiện phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

3. Các nghĩa vụ phải thực hiện sau khi công ty cổ phần tuyên bố phá sản

Theo quy định tại điều 53 Luật phá sản năm 2014 quy định:

“1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.”

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

“a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Như vậy sau khi tuyên bố phá sản, công ty cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật An Việt 24/7 về vấn đề khi nào thì công ty cổ phần được tuyên bố phá sản. Đây được coi là một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật An Việt 24/7 qua các thông tin sau:

– Hotline/Zalo: 0814 9 67899

– Email: luatanviet247@gmail.com

– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội