Quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Tuy nhiên, dựa theo các quy định như Luật Thuế TNDN, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành thì có thể hiểu thuế TNDN như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào thu nhập chịu thuế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của các tổ chức
2. Các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
Một số văn bản pháp luật có quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp như:
– Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (Luật Thuế TNDN)
– Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
– Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
– Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
3. Những quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1 Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt độn sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Người nộp thuế TNDN bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Theo khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 sửa đổi khoản 3 điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.”
3.2 Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập chịu thuế theo quy định Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP
– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
– Thu nhập khác bao gồm: (Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP)
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
+ Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;
+ Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
+ Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;
+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn; thu nhập từ bán ngoại tệ; khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính). Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
+ Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;
+ Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
+ Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
+ Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
+ Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
+ Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ.
Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ quy định tại Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP;
+ Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
+ Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
3.3 Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Kỳ tính thuế là khoảng thời gian mà trong thời gian đó các thu nhập tính thuế được tính để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Kỳ tính thuế TNDN theo Điều 5 Luật Thuế TNDN được xác định như sau:
– Theo năm tài chính hoặc năm dương lịch
– Theo từng lần phát sinh thu nhập đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam không liên quan đến cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài
Trên đây là một số quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải lưu ý khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Đây là hoạt động chuyên môn có tính phức tạp cao, do đó trong trường hợp còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới Luật An Việt 24/7 để được chúng tôi hướng dẫn và giải đáp cụ thể chi tiết hơn.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật An Việt 24/7 qua các thông tin sau:
– Hotline/Zalo: 0814 9 67899
– Email: luatanviet247@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội