Cách hạch toán thuế môn bài theo quy định

Cách hạch toán thuế môn bài theo quy định

1. Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là loại thuế trực thu đóng định kỳ hàng năm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể. 

Mức thu lệ phí môn bài tính theo bậc phụ thuộc vào vốn điều lệ đã đăng ký hoặc doanh thu năm kế trước của doanh nghiệp. Theo đó, mỗi năm, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ nhờ vốn góp, thu nhập được chia hoặc GTGT của năm trước làm thay đổi mức thuế môn bài của doanh nghiệp.

Theo đó, tại Điều 2, Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn bài. Theo đó, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải nộp thuế môn bài bao gồm:

  • Doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Hợp tác xã hay tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã.
  • Tổ chức kinh tế của các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
  • Hộ gia đình kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh.
  • Các tổ chức kinh tế khác được quy định

2. Cách hạch toán thuế môn bài theo quy định năm 2023

Hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC nghiệp vụ được thực hiện áp dụng cho TK 3338 và TK 3339. Khi đó, kế toán có thể lựa chọn một trong các tài khoản như sau:

  • TK 33381: Số thuế phải nộp, số thuế chưa nộp và thuế phải nộp trong tương lai
  • TK 33382: Số thuế phải nộp khác
  • TK 3339: Phí và các lệ phí phải nộp khác

– Hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai

Khi nộp tờ khai thuế môn bài, cần hạch toán thuế môn bài sau khi đã nộp tờ khai thuế. Dựa vào tờ khai lệ phí môn bài đã nộp cho cơ quan thuế để hạch toán chính xác số thuế phải nộp vào các tài khoản.

Lưu ý: Để hạch toán cần xác định doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hay Thông tư 20. Để kiểm tra chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng cần xác định quy mô doanh nghiệp:

  • Thông tư 133: Sử dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Thông tư 200: Sử dụng cho cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.

Khi nộp tờ khai, thực hiện hạch toán thuế môn bài như sau:

+ Đối với trường hợp sử dụng Thông tư 200:

  • Nợ 6425: Thuế, phí và lệ phí.
  • Có TK 3338: (TK 33382) Các loại thuế khác.

+ Đối với trường hợp hạch toán theo Thông tư 133:

  • Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Có TK 3338: (TK 33382) Các loại thuế khác.

– Hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách

Dù doanh nghiệp dựa vào Thông tư 133 hay Thông tư 200, khi nộp tiền vào ngân sách đều sử dụng cùng một phương pháp hạch toán. Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách khi nộp đúng thời hạn, hạch toán thuế môn bài như sau:

  • Nợ TK 3338: (TK 33382) Các loại thuế khác.
  • Có TK 111/112: Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng.

– Hạch toán tiền chậm nộp thuế môn bài

Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp thuế môn bài sẽ bị xử phạt. Doanh nghiệp nhận được Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế, cần hạch toán:

  • Nợ TK 811: Chi phí khác.
  • Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Khi nộp tiền phạt vào ngân sách, dựa vào giấy nộp tiền, cần thực hiện:

  • Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
  • Có TK 111/112: Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng

Khi kết chuyển vào cuối kỳ, cần thực hiện bút toán:

  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 811: Chi phí khác

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn của Luật An Việt 24/7 về cách hạch toán thuế môn bài theo quy định mới nhất. Trong trường hợp còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới Luật An Việt 24/7 để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết hơn.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật An Việt 24/7 qua các thông tin sau:

– Hotline/Zalo: 0814 9 67899

– Email: luatanviet247@gmail.com

– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội