Quy định về mặt pháp lý liên quan về nội dung tai nạn lao động ?

Những thắc mắc về quy định liên quan đến việc xử lý tai nạn lao động ra sao ? Để giải đáp các thắc mắc đó chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Tai nạn lao động – Phân tích quy định pháp luật về hạn chế tai nạn lao động và cách xử lý khi có tai nạn lao động. Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Tai nạn lao động được quy định như thế nào?

Những thắc mắc về quy định liên quan đến việc xử lý tai nạn lao động ra sao ? Để giải đáp các thắc mắc đó chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Tai nạn lao động – Phân tích quy định pháp luật về hạn chế tai nạn lao động và cách xử lý khi có tai nạn lao động. Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Tai nạn lao động được quy định như thế nào?

Tai nạn lao động là vấn đề nhức nhối được cả nhà nước và công dân lo lắng, tuy điều này là khó có thể tránh khỏi trong lao động tuy nhiên vẫn cần có cách hạn chế một cách tối đa cũng như biện pháp trợ cấp cho những người bị tai nạn. Đây là vấn đề nóng và được quan tâm hàng ngày hàng giờ.

 

Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

1. Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

 

Quy định về xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn lao động

 

1. Trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập;

b) Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;

c) Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

2. Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.

Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

Nguyên tắc xử lý tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.