Theo quy định pháp luật về lương và kỳ hạn trả lương chắc có nhiều cá nhân hay doanh nghiệp còn chưa nắm rõ, vậy để giải đáp thắc mắc đó chúng tôi hướng dẫn và phân tích cụ thể như sau:
Phân tích các quy định pháp lý về tiền lương của người lao động. Pháp luật chỉ quy định về mức lương tối thiểu để làm căn cứ xác định lương doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động. Vậy các khía cạnh khác của “tiền lương” được quy định như thế nào?
Theo quy định pháp luật về lương và kỳ hạn trả lương chắc có nhiều cá nhân hay doanh nghiệp còn chưa nắm rõ, vậy để giải đáp thắc mắc đó chúng tôi hướng dẫn và phân tích cụ thể như sau:
Phân tích các quy định pháp lý về tiền lương của người lao động. Pháp luật chỉ quy định về mức lương tối thiểu để làm căn cứ xác định lương doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động. Vậy các khía cạnh khác của “tiền lương” được quy định như thế nào?
Quy định mới về tiền lương và kỳ hạn trả lương
Mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ dựa trên các điều kiện về kinh tế và xã hội của địa phương cũng như mức lương bình quân trên thị trường lao động.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức tiền lương tối thiểu được xác định theo giờ, ngày, tháng và được xác lập theo vùng, ngành khác nhau. Mức lương tối thiểu các vùng năm 2014 như sau (Nghị định số 182/2013/NĐ-CP): 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; 2.100.000 đồng/ tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III và 1.900.000 đồng/ háng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Theo quy định của Nghị định số 103/2014/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo vùng cho lao động làm các công việc giản đơn nhất từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 trở đi như sau: 3.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; 2.750.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; và 2.150.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Mức lương tối thiểu vùng nói trên áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động. Tiền lương cũng có thể được xác định bởi thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (theo hợp đồng lao động) cũng như thông qua thỏa ước tập thể, tuy nhiên mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định bởi Nhà nước. Nghị định mới cũng tiếp tục quy định mức lương tối thiểu của người lao động đã qua đào tạo phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất là 7%. Mức lương đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất là 5% (7% đối với điều kiện lao động đặc biệt nguy hiểm).
Kỳ hạn trả lương được quy định như thế nào?
Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian (theo giờ, ngày hoặc tháng), theo sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.
Tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng (kể từ ngày đến hạn trả lương) và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền tương đương lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được người sử dụng lao động trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc tiền lương được gộp lại để trả do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả lương một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm (trên cơ sở hoàn thành công việc), theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã hoàn thành trong tháng.
Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng các công cụ và thiết bị của người sử dụng lao đến mức xác định theo quy định của Bộ luật Lao động. Người lao động phải được thông báo về những lý do khấu trừ tiền lương của mình, tuy nhiên mức khấu trừ không được vượt quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập.