Quy định về lối đi chung trong luật đất đai

Nghe tưởng như không liên quan nhưng lối đi chung lại được quy định khá chi tiết trong luật đất đai với nội dung cụ thể như sau:

Lối đi chung có được ghi nhận vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra? Lỗi đi chung và ngõ đi chung có phải là một?

Ghi nhận lối đi chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nghe tưởng như không liên quan nhưng lối đi chung lại được quy định khá chi tiết trong luật đất đai với nội dung cụ thể như sau:

Lối đi chung có được ghi nhận vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra? Lỗi đi chung và ngõ đi chung có phải là một?

Ghi nhận lối đi chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Yêu cầu mở lối đi chung là quyền lợi chính đáng của các hộ gia đình nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ chi tiết những quy định về việc ghi nhận lối đi chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc không ghi nhận lối đi chung, ngõ đi chung sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về lối đi chung – một tranh chấp tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn xã hội cho các hộ gần nhau. Thuật ngữ “”lối đi chung”” và “”ngõ đi chung”” về bản chất là một, đây chỉ là hai cách gọi khác nhau của lối đi chung mà thôi.

Quyền ghi nhận lối đi chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ vào điều 25 Bộ luật dân sự bạn có thể yêu cầu để có thể sử dụng lối đi chung với các hộ gia đình nếu bạn có nhu cầu muốn sử dụng. Quyền sử dụng có thể được xác lập thông qua việc ký kết biên bản thỏa thuận giữa các chủ sở hữu hoặc bạn có thể yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sau đó bạn có thể làm thủ tục đăng ký biến động xin điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là trên giấy chứng nhận điều chỉnh thể hiện lối đi. Bạn sẽ nộp hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 85 nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Quyền mở lối đi chung qua bất động sản liền kề

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề 

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy trường hợp không có lỗi đi riêng cho thửa đất của các bạn thì các bạn có quyền yêu cầu mở lối đi trên bất động sản liền kề. Vì vậy khi xảy ra tranh chấp về lối đi này bạn có quyền yêu cầu chủ mới mở lối đi riêng cho bạn theo như quy định tại khoản1 Điều 275 Bộ luật dân sự

Thứ hai, theo quy định tại điều 273 Bộ luật dân sự về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề: “”Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.””  Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. 

Như vậy việc quyết định lối đi của thửa đất nhà bạn sẽ đi qua bất động sản liền kề nào sẽ phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, đi lại trước đó của nhà bạn và sự tiện lợi về giao thông cho thửa đất của bạn.

Quyền khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về lối đi chung

Trong mọi trường hợp chủ sở hữu của khối bất động sản liền kề có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền mở lối đi chung của các bạn ghi nhận tại phần I và II các bạn có thể khiếu nại đến UBND xã, phường hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền sau khi có biên bản hòa giải không thành tại UBND xã, phường.