Quy định về bảo hiểm xã hội với người lao động ?

Những quy định về bảo hiểm xã hội với ngươi lao động theo quy định mới nhất hiện nay như sau:

 

Chế độ thai sản của người lao động

 

Những quy định về bảo hiểm xã hội với ngươi lao động theo quy định mới nhất hiện nay như sau:

 

Chế độ thai sản của người lao động

 

Về chế độ thai sản, bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, đẻ dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu sinh đôi và thên 3 ngày/01con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày nếu sinh 2 trở lên mà phải phẫu thuật; sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng nhưng vì lý do thai không bình thường phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đảm bảo điều kiện đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; sửa đổi thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, bổ sung trường hợp lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng BHXH giống như lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; sửa đổi quy định trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ; trường hợp mẹ đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa  đủ  thời gian đóng BHXH theo quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng  được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; bổ sung quy định trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không có đủ sức khỏe để chăm sóc con có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con; tăng thêm 01 tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh; bổ sung quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.

 

Chế độ hưu trí của người lao động

1. Về chế độ hưu trí, bổ sung quy định Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu (tuy nhiên, nếu lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì không được bù bằng mức lương cơ sở).

2. Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi: Quy định lộ trình tăng tuổi hưởng lương hưu đối với nhóm bị suy giảm khả năng lao động như sau: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi thì nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định.

3. Từ  ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, có  thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định.

4. Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện bỏ quy định tuổi trần tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bỏ quy định mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) để phù hợp với khả năng tham gia của người dân, quy định người tham gia có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH tự nguyện một cách linh hoạt ngoài các phương thức đã quy định lần này cho phép có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc một lần cho những năm còn thiếu để hưởng chế độ BHXH tự nguyện. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

5. Bổ sung Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

 

Chế độ tử tuất trả cho người phụ thuộc

Luật Bảo hiểm xã hội quy định những thân nhân của người đã mất thuộc một trong các trường hợp sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng bao gồm: người chết có ít nhất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, đang hưởng lương hưu hoặc đang hưởng trợ cấp do suy giảm khả năng lao động ít nhất 81%. Thân nhân của người hưởng tiền tuất bao gồm: vợ từ đủ 55 tuổi trở lên, chồng từ đủ 60 tuổi trở lên (hoặc vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên); con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng (hoặc những người khác mà phụ thuộc vào thu nhập của người chết) nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; cha mẹ, vợ, chồng nếu không có thu nhập hoặc có thu nhập ít hơn so với mức lương tối thiểu. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện từ 50% đến 70% mức lương tối thiểu hàng tháng  (số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người). Ngoài ra, thân nhân còn có thể hưởng trợ cấp mai táng hoặc tiền tuất một lần.

 

Trợ cấp mất sức lao động

Luật Bảo hiểm xã hội quy định trợ cấp cho người tàn tật trong trường hợp xảy ra tai nạn/thương tich/ bệnh tật không thuộc về nghề nghiệp dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Điều kiện để hưởng trợ cấp này là người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có ít nhất 15-20 năm đóng bảo hiểm. Trợ cho người cấp tàn tật được tính tương tự trợ cấp người cao tuổi.