Sau khi thành lập doanh nghiệp mới, nhiều khách hàng của Việt Luật hay hỏi về những công việc cần làm sau khi thành lập công ty. Để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp mới, công ty Việt Luật xin chia sẻ những công việc mà anh/chị cần phải làm ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập.

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi anh/chị nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư cấp, cộng với con dấu của công ty, để công ty không bị phạt hoặc tạm dừng kinh doanh, đóng cửa công ty các chủ doanh nghiệp cần phải hoàn tất các thủ tục sau đây.
1. Nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài và nộp lệ phí thuế môn bài
Việc nộp thuế môn bài, tờ khai lệ phí thuế môn bài là những việc mà doanh nghiệp cần phải làm đầu tiên, vì đây là việc bắt buộc phải làm. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thời hạn cuối cùng doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo nghị định 22/2020-NĐCP về lệ phí thuế môn bài thì năm đầu tiên doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí thuế môn bài sau khi thành lập. Doanh nghiệp mới không phải nộp thuế nhưng vẫn phải nộp tờ khai lệ phí thuế môn bài. Chính vì vậy doanh nghiệp cần chú ý thực hiện cho đúng quy định.
Từ năm thứ 2 trở đi doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế môn bài dựa theo mức vốn điều lệ tại thời điểm đó của doanh nghiệp.
Thuế môn bài sẽ áp dụng dựa vào mức vốn điều lệ của công ty.
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ sẽ phải đóng 3.000.000đ/năm.
- Vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ đồng sẽ phải đóng 2.000.000đ/năm.
- Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện công ty sẽ phải đóng 1.000.000đ/năm.
Lưu ý: sau khi thành lập công ty, nếu doanh nghiệp có phát sinh việc thay đổi vốn điều lệ công ty thì năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải nộp lại tờ khai thuế môn bài theo bậc thuế mới.
2. Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng ( hóa đơn VAT )
Theo quy định của Luật doanh nghiệp khi công ty hoạt động cần phải tiến hành xuất hóa đơn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không xuất hóa đơn là hành vi trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, thủ tục tục tiến hành tại Cơ Quan Thuế. Sau khi có hóa đơn và được phép sử dụng, doanh nghiệp mới có thể tiến hành thủ tục xuất hóa.

3. Treo biển công ty
Công việc tiếp theo ngay sau khi đăng ký phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, anh/chị cần phải làm biển công ty, treo biển công ty tại địa chỉ trụ sở mà anh/chị đã đăng ký với Sở Kế Hoạch & Đầu Tư. Vì sau khi đăng ký phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, theo quy định thì sau 05 ngày Cơ Quan Thuế sẽ xuống kiểm tra trụ sở doanh nghiệp để xác nhận doanh nghiệp có thực sự đang hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký không. Trường hợp doanh nghiệp không treo biển ở địa chị đã đăng ký, cơ quan thuế có quyền đóng Mã Số Thuế, tạm ngừng hoạt động công ty.
4. Mở tài khoản ngân hàng công ty
Theo quy định sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho công ty, công bố tài khoản ngân hàng lên Sở Kế Hoạch & Đầu Tư. Thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp công bố tài khoản ngân hàng là 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để mở tài khoản ngân hàng công ty, người đại diện pháp luật và kế toán trưởng cần mang theo con dấu đến ngân hàng nơi doanh nghiệp định mở tài khoản ngân hàng công ty.
Lưu ý: 1 tài khoản ngân hàng chỉ có thể được sử dụng cho 1 công ty. Nhưng 1 công ty có thể có nhiều tài khoản ngân hàng. Sau khi đăng ký được tài khoản ngân hàng doanh nghiệp chỉ cần đăng công bố tài khoản ngân hàng nộp lên Sở Kế Hoạch & Đầu Tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động.
5. Mua chữ ký số (usb token)
Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các công ty khá phổ biến. Hóa đơn điện tử có nhiều ưu điểm hơn so với hóa đơn giấy, nó dễ quản lý, tiết kiệm chi phí. Nhưng để kê khai được hóa đơn điện tử, nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, chúng ta cần có Chữ Ký Số ( hay còn gọi là USB Token vì nó có dạng là USB ). Hiện nay, công ty Việt Luật đang cung cấp dịch vụ Chữ Ký Số NewCA với chi phí chỉ dành riêng cho các Doanh Nghiệp mới.
6. Góp vốn vào công ty
Sau khi thành lập doanh nghiệp các thành viên, cổ đông sáng lập cần phải góp vốn, để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Ban đầu doanh nghiệp cần phải chi phí cho việc thêu địa điểm kinh doanh, tuyển nhân sự, mua sắm các trang thiết bị cần thiết, nhập hàng,… Về quy định của pháp luật thì các thành viên phải góp vốn kể từ thời điểm nhận được giấy chứng nhận giấy đăng ký doanh nghiệp chậm nhất là 90 ngày. Chính vì vậy doanh nghiệp phải lưu ý thời gian để góp vốn vào đúng theo quy định của nhà nước.
7. Đăng ký giấy phép con
Nếu Mã ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng ký thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp cần phải xin cấp giấy phép con thì mới đủ điều kiện hoạt động. Ví dụ: công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ, cần xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh trật tự. Công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống, cần xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu doanh nghiệp của anh/chị cần tư vấn về việc xin cấp giấy phép con, xin vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo số điện thoại bên dưới.
8. Tuyển nhân viên kế toán
Nếu công ty của bạn có quy mô vừa và nhỏ có lẽ bạn không cần tuyển nhân viên kế toán, ngược lại công việc kinh doanh của bạn có nhiều nghiệp vụ phát sinh phức tạp, anh chị nên tuyển riêng 1 kế toán nội bộ. Để hỗ trợ các doanh nghiệp mới, công ty Việt Luật cung cấp dịch vụ Kế Toán Thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí thấp chỉ từ 500K/tháng.
9. Đăng ký tham gia bảo hiểm
Theo quy định mới của Luật Doanh Nghiệp, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và có nhân viên làm việc tại doanh nghiệp trên 03 tháng thì bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên. Để được tư vẫn rõ hơn về việc đóng bảo hiểm, anh/chị vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Sư của chúng tôi. Việt Luật Hà Nội luôn đồng hành cùng doanh nghiệp Việt.