Theo dữ liệu tổng quan của Tổng cục Thống kê, năm 2016, số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110.100DN, tăng 16,2% so với năm 2015; tổng vốn đăng ký 891.100 tỷ đồng, tăng 48,1%. Bên cạnh đó còn có 26.689 DN quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trước. Sang tháng 1/2017, cả nước có 8.990 DN đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký 90.300 tỷ đồng.
Theo dữ liệu tổng quan của Tổng cục Thống kê, năm 2016, số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110.100DN, tăng 16,2% so với năm 2015; tổng vốn đăng ký 891.100 tỷ đồng, tăng 48,1%. Bên cạnh đó còn có 26.689 DN quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với năm trước. Sang tháng 1/2017, cả nước có 8.990 DN đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký 90.300 tỷ đồng.
(Ảnh minh họa )
Tuy nhiên, vẫn còn đó những con số đáng suy nghĩ: Năm 2016, cả nước có 12.478 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 31,8% so với năm 2015;60.667 DN tạm ngừng hoạt động. Sang tháng 1/2017, có1.583 DN hoàn tất thủ tục giải thể, 13.289 DN tạm ngừng hoạt động…
Những con số vui- buồn đó cho thấy, dù môi trường kinh doanh được cải thiện, DN đã có niềm tin, nhưng vẫn cần nhiều giải pháp hỗ trợ DN hơn nữa, khi mốc thời gian 2020 đạt con số 1 triệu DN đang cận kề.
Và, cộng đồng DN có “niềm vui kép” khi vừa đón xuân mới vừa nhận được tin vui- ngày 6/2/2017, ngày đầu tiên làm việc sau nghỉ Tết Đinh Dậu, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
Đây là Nghị quyết 19 thứ tư liên tiếp được Chính phủ ban hành qua các năm, kể từ năm 2014 tới nay. Đặc biệt, lần đầu tiên Nghị quyết 19-2017 nêu rất cụ thể, rõ ràng 41 chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, 114 chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh toàn cầu, 85 chỉ tiêu về đổi mới sáng tạo và 10 chỉ tiêu về Chính phủ điện tử. Tổng cộng có tới 250 chỉ tiêu, tương ứng với 250 nhiệm vụ cụ thể giao cho các bộ, ngành, địa phương. Đây là điểm mới khác biệt cơ bản nhất so với các Nghị quyết 19 trước.Về mục tiêu sâu xa, Nghị quyết 19-2017 đặt vấn đề thay đổi căn bản phương thức quản lý nhà nước, bỏ cơ chế xin- cho, chuyển từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử…
Quyết tâm của Chính phủ đã rất rõ ràng và mạnh mẽ. Song, chỉ riêng Chính phủ quyết tâm thì chưa đủ.
Cũng theo báo cáo sơ bộ nửa tháng làm việc đầu năm của công ty Tư vấn Việt Luật thì tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới của các doanh nghiệp thủ đô Hà Nội có nhiều khởi sắc đáng kể như: Số doanh nghiệp thành lập mới mà chúng tôi tư vấn hoàn thiện hồ sơ là 20 đơn vị, doanh nghiệp giải thể tạm ngừng kinh doanh 7 đơn vị, Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 30 đơn vị
Tại cuộc họp ngày 9/2/2017 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì để chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ hai của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với DN sắp tới, có những thông tin đáng lưu tâm: Chính phủ, một số bộ, ngành có tinh thần đổi mới “hừng hực”, nhưng nhiều địa phương vẫn còn “lạnh lẽo”. Tinh thần cải cách chưa chuyển được xuống cấp cơ sở, tới cán bộ, công chức làm việc hằng ngày với người dân và DN…
Không thể để tình trạng “nóng trên, lạnh dưới” tồn tại.“Ngọn lửa” đổi mới phải được thắp sáng ở khắp mọi nơi. Đó là yêu cầu bức thiết.
Theo: báo công thương