Hợp đồng lao động thế nào coi là hợp đồng vô hiệu ?

Làm sao và Cách nào nhận biết hợp đồng lao động vô hiệu. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ hợp đồng. Việt Luật xin phân tích quy định về hợp đồng lao động vô hiệu để Quý vị tham khảo.

4 trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu

1. Khi toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật

2. Khi người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền

Làm sao và Cách nào nhận biết hợp đồng lao động vô hiệu. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ hợp đồng. Việt Luật xin phân tích quy định về hợp đồng lao động vô hiệu để Quý vị tham khảo.

4 trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu

1. Khi toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật

2. Khi người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền

3. Khi công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm

4. Khi nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động

5. Khi một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

1. Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Như vậy khi người lao động phát hiện hợp đồng lao động của mình vô hiệu thì gửi yêu cầu đến thanh tra lao động hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu. Trước khi có quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền người lao động nên làm việc bình thường theo đúng nội dung đã thỏa thuận trừ trường hợp nội dung công việc trái quy định pháp luật.

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

– Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật

– Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động

2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:

– Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của Bộ luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại

– Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật