Khi hoạt động kinh doanh không thể tiếp tục dẫn tới bị giải thể theo quy định của pháp luật hay giải thể khi đã đạt được mục tiêu đề ra doanh nghiệp đều phải thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo việc rút lui khỏi thương trường một cách có trật tự và quyền lợi của các đối tác kinh doanh.
Dịch vụ giải thể công ty/doanh nghiệp
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiêp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
2. Quy trình giải thể doanh nghiệp như thế nào?
Theo quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014, quy trình giải thể doanh nghiệp bao gồm 4 bước:
Bước một, doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung:
a. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b. Lý do giải thể;
c. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước hai, doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tại chính với nhà nước, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp.
Bước ba, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. (Theo khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014).
Bước bốn, đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
(Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp).
3. Văn bản pháp luật áp dụng