Cách đây tròn 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân đối với vận mệnh đất nước. Tư tưởng của Người, đến nay hãy vẹn nguyên giá trị!
Cách đây tròn 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân đối với vận mệnh đất nước. Tư tưởng của Người, đến nay hãy vẹn nguyên giá trị!
Bác Hồ thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm ngày 19-5-1955. Ảnh tư liệu Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính quyền cách mạng còn non trẻ, giữa bộn bề việc Nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân. Trong tuần lễ vàng, các nhà công thương Hà Nội đã là giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ tịch. Một tháng sau, ngày 13/10/1945, Người viết thư động viên họ tham gia Công thương cứu quốc đoàn. Bức thư chưa đầy 200 chữ đó của Bác có thể coi như văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta đối với doanh nghiệp, doanh nhân. 65 năm đã trôi qua nhưng tư tưởng của Bác về doanh nghiệp, doanh nhân được nêu trong bức thư ngày ấy vẫn còn nguyên giá trị. Trong bức thư Bác gọi giới công thương là “các Ngài”. Bác đã mở đầu bức thư một cách thân mật và trân trọng: “Cùng các Ngài trong giới công thương”. “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công-Thương trong công cuộc kiến thiết này.” – Bác viết trong thư. Như vậy, về vị trí của giới doanh nhân, Bác khẳng định: doanh nhân là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Công thương cứu quốc đoàn – tổ chức của giới doanh nhân là một thành viên của hệ thống chính trị của đất nước – thành viên của mặt trận Việt Minh. Người đã chỉ ra rằng nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ của doanh nghiệp, doanh nhân. Xác định việc nước việc nhà phải đi đôi với nhau, đó là lời dạy rất quan trọng của Bác đối với doanh nhân trong sự nghiệp làm giàu, trong việc phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân, là yêu cầu cơ bản của đạo đức, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bác kêu gọi giới doanh nhân đoàn kết lại, tham gia vào Công thương cứu quốc đoàn để làm những công việc ích nước lợi dân và trách nhiệm của các cơ quan công quyền đối với sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân. Những tư tưởng trên đây không chỉ là một giải pháp nhất thời mà còn là một tư tưởng chiến lược lâu dài phù hợp với mọi thời đại, hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Hoàng Hà