Chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh

Chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh

1. Đối với thành viên hợp danh

Theo quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh:

“Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

  1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

Theo đó, đối với thành viên hợp danh chỉ được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Trường hợp không được chấp thuận thì không thể thực hiện chuyển nhượng, đây chính là đặc điểm đói nhân của loại hình công ty này.

2. Đối với thành viên góp vốn

Căn cứ Điều 187 Luật doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:

“Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

  1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:
  2. a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
  3. b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
  4. c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
  5. d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

  1. e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
  2. g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
  3. h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  4. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
  5. a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
  6. b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
  7. c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
  8. d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

 Như vậy căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 187 có thể thấy, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có thể tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình. Điều này cũng dễ hiểu, do trong công ty hợp danh, các thành viên góp vốn không có quyền điều hành, quản lý cũng như quyết định đối với sự hoạt động của công ty mà chỉ hưởng quyền lợi và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật An Việt 24/7 qua các thông tin sau:

– Hotline/Zalo: 0814 9 67899

– Email: luatanviet247@gmail.com

– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội